Hôm nay, 20/04/2024

Trang chủ   l  Gửi bài   l  Hướng dẫn  

Tìm kiếm

Trang chủ

Giới thiệu

Thành viên CLB

Tác phẩm

Trao đổi

Bếp núc văn chương

Chuyện bên lề

Người truy cập thứ :
490324

 
 

 

"Xuân sang" - Trái ngọt đầu mùa

 
 
XUÂN SANG”

TRÁI NGỌT ĐẦU MÙA

 

Bài thơ đầu tiên trong “Xuân sang” là bài “Dặn con” của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Lê Doãn Hợp – Một bài thơ mộc mạc dịu dàng, ông dặn dò đứa con trai cả của ông về lẽ sống trên đời mà như là tâm sự với cả thế hệ trẻ hiện nay:

          Thế giới có thể đổi thay

          Đạo lý nhà ta vẫn vây!

          Đạo lý ở đây là gì? Phải chăng đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: Con cháu hiếu thảo với ông bà, trên kính dưới nhường. Chính Đạo lý đó là nền tảng cho những đại gia đình “Tứ đại đồng đường”, “Ngũ đại đồng đường” cùng chung sống dưới một mái nhà. Bài thơ còn một câu rất lý thú đó là:

          Tuổi trẻ là quá khứ của tuổi già

          Ông bà là tương lai của các con đó.

          Ta quí trọng ông bà, đến con cháu ta sẽ quí trọng ta. “Nước mắt chảy xuôi” thì “nghĩa tình chảy ngược” – Nếu ta không quí trọng ông bà thì liệu cháu con chúng ta sau này có quí trọng chúng ta không?!

         

          Bài thơ “Tứ tuyệt” của Thượng tướng Phan Trung Kiên, một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước có tựa đề là “Tình dân”:

          Trời mênh mông, biển cũng mênh mông

          Đâu phải nhà thơ mới chạnh lòng

          Nhà binh cũng thấy lòng xao xuyến

          Nợ nước, tình dân cũng mênh mông

“Tình dân” là một bài thơ nói lên tấm lòng hiếu trung và trách nhiệm cao của một nhà lãnh đạo có tâm huyết đối với đất nước và nhân dân

 

          Nhà thơ Sông Trà bày tỏ lòng yêu ngành đến cháy bỏng qua bài thơ “Hẹn nhau hội ngộ” đã từng được đăng trên báo “Bưu chính viễn thông” những năm cuối thế kỷ trước. Nhà thơ còn có bài “Nụ cười” mang đầy tính triết lý

         

          Bài thơ “Cà Lồ - Dòng sông tuổi thơ” của tác giả Kẻ He có thể “Đứng được” và được chọn vào một số tuyển tập thơ cấp quốc gia. Chính vì trong bài thơ ấy có những câu thơ “lóe sáng” giống như cầu thư Công Vinh với quả đánh đầu ngược vào lưới đội tuyển Thái Lan đưa đội tuyển Việt Nam đoạt chưc Vô địch Đông Nam Á mà chúng ta đã chờ đợi nửa thế kỷ nay. Trong bài thơ này tác giả đã miêu tả rất sinh động cảnh trẻ chăn trâu ở nông thôn thường đi mò trai, bắt cá, bắt muỗm đồng rồi gom gốc rạ lại, đốt lửa lên nướng chúng rồi xì xụp ăn với nhau một cách ngon lành. Riêng kỷ niệm ấy đã theo ta suốt cuộc đời. Thành công của bài thơ là tác giả đã có hai câu khái quát sau:

          Lửa rơm cháy đến cuối đời vẫn ấm

          Đời xế chiều vẫn tiếc tiếng cười xưa

          Hai câu thơ “lóe sáng” này theo một số nhà tho đã đưa tác giả Kẻ He vào hàng ngũ các nhà thơ đương đại. Và bài thơ ấy đã đưa con sông “Cà Lồ” nhỏ bé không có tên trên bản đồ địa lý được độc giả trong và ngoài nước biết đến con sông quê hương của tác giả.

 

          Trong bài thơ: “Nhớ nhạc sĩ” có khổ thơ cuối:

          Tiếc thương anh đến vô cùng

          Tỏ lòng thành kính khóc cùng cơn mưa

          Lặng im nét nhạc giữa trưa

          Anh đi nhẹ bỗng đò đưa ru hồn

Đã đi vào lòng người mọt cách nhẹ nhàng – Đó cũng là một thành công của tác giả.

 

          Cả 3 bài “Mong manh”, “Nơi ấy” và “Anh hãy về bên em!” của Lan Hương đều nên đọc và tự cảm nhận những gì tác giả muốn chuyển tải đến người đọc. Vì thơ của Lan Hương trẻ trung, lãng mạn đầy nữ tính. Sau khi đọc những bài thơ ấy chúng ta cứ cảm thấy một vị ngọt ngào như vị ngọt đọng lại trong cổ họng ta khi thưởng thức trà Thái Nguyên chính hiệu.

 

          Tác giả Mê Linh (Tôi xin bật mí cùng bạn đọc đó là phu nhân của cố Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật thông tin liên lạc – Mai Đình An - tiền thân của Học viện chúng ta ngày nay). Chị làm việc ở ngành Lâm nghiệp nên rất yêu rừng. Tình yêu ấy tuôn trào trong bài thơ “Yêu rừng nhé” của chị. Khổ thơ đầu của bài thơ có 2 câu rất hay:

          Đứng trước rừng mà anh lạnh giá

          Làm sao tin anh thực đã yêu em

          Chị đã đặt người yêu trước một sự so sánh rất lô gic: Lạnh nhạt với rừng thì làm sao lại có thể yêu em? Vì rừng đối với em là lẽ sống là tình yêu tối thượng. Tại sao anh yêu em lại không thể yêu những gì em yêu thích hơn cả chính bản thân mình. Tình yêu nghề hơn cả tình yêu đôi lứa của chị thật là hiếm!

 

          Thầy Võ Văn Nhơn lấy bút danh là “Ông Đồ Nghệ”, tôi thấy bút danh ấy rất đúng với bản chất của thầy. Đã gọi là “Ông Đồ” thì thường có cái gì ngang ngang, dí dỏm và thâm thúy. Mấy bài thơ của thầy đều nói lên điều đó. Trong chùm thơ của thầy tôi thích nhất bài “Tỉnh và say”:

          Bạc cả mái đầu nghề dạy học

          Hạnh phúc ngọt ngào lẫn đắng cay

          Rượu đã uống mà sao vẫn tỉnh

          Bạc phấn – hương dời vẫn mải say

          Tôi cám ơn thầy đã nói giúp tâm trạng của những người thầy trong đó có tôi.

 

          Chị Cẩm Nhung là vợ của nhà văn, nhạc sỹ Phạm Khắc Vinh. Anh đã có những chuyện ngắn và bài thơ được giải trong một số cuộc thi thơ, thi chuyện ngắn ở trung ương. Anh để lại cho chị không ít các bản thảo thơ văn. Chị được thừa kế những bản thảo đó. Chị đã cho đăng trong tập “Xuân sang” mấy bài thơ: “Ngồi nhầm toa con mọn”, “Sao rơi” và “Nắng” đó là những bài thơ rất có “nghề”. Từ cách bố cục đến dùng từ ngữ đều rất mới, rất hiện đại trong khi anh đã viết những bài thơ ấy cách đây mấy chục năm. Ta không cần bình luận gì thêm bởi chính các bài thơ ấy có sức sống sức truyền cảm mãnh liệt.

         

          Tôi rất thích bà thơ “Vị tướng hiền” của nhà thơ Thanh Tùng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn thơ Bưu điện Thái Bình. Một bài thơ đường luật 8 câu rất chỉnh. Chí với 8 câu 56 từ mà anh đã khắc họa được chân dung rất thực, nhân cách lớn và những đóng góp của ông cho đất nước. Tên tuổi của ông làm khiếp sợ bọn thực dân đế quốc. Tên tuổi của ông là niềm tự hào của mỗi chúng ta. Đối vớ rất nhiều bạn bè trên thế giới:  Việt Nam đồng nghĩa với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Người ta nói thơ hay phải như một bức họa thì bài thơ này của Thanh Tùng đúng là đã đạt tới trình độ ấy.

 

          Nhà thơ họ Phạm với bút danh Ánh Hồng không phải là người trong ngành Bưu điện nhưng anh cũng dã có một thời làm lính thông tin có“Dây mơ rễ má” với ngành Bưu chính viễn thông. Điều đó đã được thể hiện trong bài “Sóng thơ” tặng Câu lạc bộ văn thơ bưu điện Khu vực 2. Anh còn có bài “Đào tiên” theo đường luật có những vế đối rất chỉnh, mà lại dí dỏm đáng yêu. Trong bài thơ “Duyên muộn” của anh vẫn phong cách dí dỏm anh nói lên được tình yêu của một lớp người tuổi đã xế chiều nhưng vẫn đằm thắm sâu sắc. Nói lên một chân lý bất di bất dịch là “Đời lúc nào cũng phải có tình yêu” hay nói một cách nôm na “Không yêu thì sống làm gì?!”

 

          Võ Xuân Thanh từng là Giám đốc Bưu điện Quảng Ngãi, đồng thời là Tỉnh ủy viên tỉnh Đảng bộ Quảng Ngãi. Tuy là người lãnh đạo nhưng anh vẫn có một tâm hồn thơ và một tình yêu ngành tha thiết thể hiện qua bài thơ: “Ta với mình” gây cho người đọc nhiều xúc động.

          Mười Thương là chủ nhiệm Câu lạc bộ văn thơ Bưu điện khu vực 2 (miền Nam). Chị rất năng động thích làm từ thiện và đặc biệt là rất chu đáo đối với bạn bè. Thơ của chị có một phong cách riêng, nhiều cung bậc, nhiều vẻ và rất đằm thắm. Một bài thơ đã gây nhiều ấn tượng cho độc giả đó là bài: “Không chẳng bằng không” rất Mười Thương:

          Trước không anh bình thản sống vô tư

          Nay trở lại không anh đầy bão tố

          Em cứ ngỡ vẫn bình yên như cũ

          Nào ai ngờ không vẫn chẳng bằng không.

          Bài “Ngược gió” của chi lại chững chạc đến thế. Bài thơ toát lên tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn như các cụ ta thường nói ngày xưa: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

 

          Anh Đoàn Quang Vinh là người nhiều tuổi nhất trong tập thơ này. Ta cứ xem trích yếu lí lịch của anh sẽ rõ anh đã có một quá khứ hào hùng. Anh lại lắm tài vặt và thơ anh lại rất dí dỏm có chút châm biếm nên lại càng đáng yêu. Chẳng hạn như bài “Tự sự”. Qua  bài “Tâm niệm” anh đã tâm sự với các bạn đồng trang lứa: Hãy sống vui, sống khỏe, sống có ích cho đời. Và chính anh đã và đang làm được điều đó.

 

          Trong phần thơ bè bạn có rất nhiều bài thơ đáng chú ý như bài “Lỗi hẹn” của Mai Anh. Bài “Bến không bờ” của nhà thơ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Đỗ Quí Bông thật là sâu sắc. Bài “Đại tướng – ông tiên” của Kim Chi cũng sánh ngang với bài “Vị tướng hiền” của Thanh Tùng. Chùm thơ tình người lính của nhà thơ Phạm Đức lại rất dí dỏm đáng yêu. Bài thơ “Tình xuân” của Kiều Ngọc đầy nữ tính. Bài “Mắt em” của Hoài Thoa cũng rất đáng xem. Võ Chí Trường có bài” Cung đàn thợ dây” là một trong những bài thơ hay nhất viết về ngành Bưu điện. Trương Nhữ Tuyên có bài “Sông Bùng” rất có nghề.

 

          “Xuân sang” - Tập thơ đầu tay này như trứng gà để con so, các cụ thường không cho ấp vì nó chưa hoàn chỉnh. Nhưng dù sao cũng đã gặt hái được một số thành công  đó là những trái ngọt đầu mùa. Tôi xin kết thúc vai trò dẫn truyện của tôi ở đây, nhường lại cho bạn đọc. Các bạn hãy đọc ký từng bài rồi  thế nào bạn cũng sẽ chọn được những bài thơ tâm đắc nhất.

          Chúc các bạn thành công

 

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/3/2009)

PGS.TS. Phạm Đạo

Chủ nhiệm CLB văn thơ Bưu điện VN

 

         

         

 

         

 
ra

Bài mới

  Tiểu phẩm

  Thơ

  CHIẾU RIỆU THU

  Chùm thơ Võ Chí Trường

  CHÙM THƠ VÕ CHÍ TRƯỜNG

  CLB sinh hoạt đầu xuân

  Chùm thơ tháng 9&10.2018

  Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3

  Sự thành công trên cả mong đợi

  Chùm thơ T5+6.17

3M
hssv
Web gia đình
 

Designed by Web division, VDC1