Hôm nay, 26/04/2024

Trang chủ   l  Gửi bài   l  Hướng dẫn  

Tìm kiếm

Trang chủ

Giới thiệu

Thành viên CLB

Tác phẩm

Trao đổi

Bếp núc văn chương

Chuyện bên lề

Người truy cập thứ :
491736

 
 

 

Từ Thi xã E.R đến Clb Văn-Thơ Bưu điện

1. Ý tưởng

Thời đại ngày nay nhìn rộng ra thế giới có thể thấy rằng bất cứ một quốc gia cường thịnh nào đều có một động lực phát triển, một chìa khoá dẫn tới thành công của họ đó chính là họ đã xây dựng và phát triển một nền văn hoá riêng của chính mình. Nước Nhật có một nền văn hoá lâu đời và độc đáo, nước Anh, nước Pháp, nước Đức cũng vậy. Ngay cả nước Mỹ tuy mới được hình thành cách đây vài trăm năm nhưng họ cũng đã xây dựng được một nền văn hoá rất Mỹ và cũng đang muốn chinh phục thế giới bằng chính nền văn hoá ấy. Bài học lịch sử đó đã được các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty lớn thậm chí cả những công ty vừa và nhỏ cũng tự xây dựng cho mình một lối sống, một cách làm ăn riêng của mình và người ta gọi đó là văn hoá doanh nghiệp.

Hai mươi năm đổi mới và phát triển mạng lưới thông tin Bưu chính Viễn thông. Ngành Bưu điện đã và đang đạt được những thành quả đáng kể đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội Việt nam. Đặc biệt là đã thay đổi cả cơ chế tổ chức quàn lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, nếp sống, nếp nghĩ của người Bưu điện. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Chính vì vậy đã dược Đảng và nhà nước trao tặng Ngành mười chữ vàng truyền thống: Trung thành-Dũng cảm-Tận tuỵ-Sáng tạo-Nghĩa tình, đấy chẳng phải là chúng ta đang xây dựng và phát triển một nền Văn hoá Bưu điện đó sao?

Chúng tôi, những người yêu thích văn học, nghệ thuật của Ngành lâu nay vẫn tự phát tham gia các hoạt động văn học nghệ thuật nói chung và phong trào văn hoá quần chúng của Ngành nói riêng. Trong số đó nhiều người đã có các tác phẩm được xuất bản, có cả những tác phẩm nhận giải thưởng của các cuộc thi văn học nghệ thuật. Chúng tôi rất muốn góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng một nền Văn hoá Bưu điện. Muốn xây dựng một nền văn hoá trước tiên phải có một Sân chơi văn hoá cho toàn thể CBCNV trong Ngành. Xuất phát từ ý tưởng đó chúng tôi đi những bước đi đầu tiên...

2. Thi xã E.R

Sân chơi nhỏ đầu tiên phải kể đến Thi xã E.R - đó là Câu lạc bộ thơ của những người làm công tác đào tạo (E: Education) và nghiên cứu (R: Research) thuộc học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Thi xã E.R được thành lập đúng ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Mão (1999 ). Có bốn sáng lập viên gồm: Phạm Đạo, Trương Nhữ Tuyên, Lê Mai Anh và Lê Minh Thanh. Đến nay số hội viên là 14 người, chúng tôi không chủ chương kết nạp thêm để cho nó thực sự là một tao đàn nho nhỏ hết sức thân mật. Chúng tôi quyết định sinh hoạt mỗi tháng một lần và ra ấn phẩm nội bộ theo chủ đề và không chủ đề. Hai năm đầu ra mỗi tháng một số. Tập thơ đầu tiên của thi xã có tên: Mùa xuân muốn nói gì ? Các số tiếp theo mỗi số có một tên riêng chọn một trong những bài tiêu biểu của tập . Cuôí năm 1999 đầu năm 2000 chúng tôi đã tuyển chọn để in một tập lấy tên là Tri Kỷ do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành. Đến năm 2001 trở đi chúng tôi rút lại còn hai tháng một số và lấy tên thống nhất là Tri Kỷ cho đến nay tổng số chúng tôi đã có 34 số. Đây là một thành tích rất đáng kể vì có lẽ chưa có một câu lạc bộ nào lại có được nhiều ấn phẩm như thế. Sinh hoạt của Thi xã rất phong phú nhiều lần đi thăm các danh lam thắng cảnh của đất nước như Hạ Long, Sa-Pa, Tam Đảo, Nghĩa Lộ, Chùa Hương v.v... Thơ của anh chị em ngày một tiến bộ. Thi xã còn đỡ đầu cho phong trào thơ ca của sinh viên Học viện , Thi xã đã phối hợp với đoàn thanh niên CSHCM tổ chức đêm thơ cho sinh viên và cũng đã cho ra mắt hai tập thơ sinh viên lấy tên là Sáng tạo, hiện nay đang chuẩn bị thành lập câu lạc bộ riêng của sinh viên Học viện.

3. Ban vận động thành lập Câu lạc bộ

Từ đầu năm 2000 một số anh em yêu thích văn học nghệ thuật đã họp nhau lại thành lập Ban vận động thành lập Chi hội Văn học – Nghệ thuật Bưu điện. Ban vận động đó gồm 7 người: PGS.TS Phạm Đạo, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông; Cử nhân văn khoa Nguyễn Đoàn, Giám đốc Trung tâm thông tin Bưu điện kiêm Phó Tổng biên tập báo Bưu điện Việt Nam; Thạc sỹ Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm thông tin Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam; Cử nhân Trần Quang Tuyên, Trưởng ban tuyên giáo Công đoàn Bưu điện Việt Nam; Kỹ sư Nguyễn ngọc Vỹ, Giám đốc Công ty tem; Cử nhân Lê Bá Ô, Phó chánh Văn phòng Tổng công ty BCVT VN và Kỹ sư- Nhà văn Bùi Cẩm kỳ (Bùi Quang Ngụ).

Chúng tôi đã liên hệ với Liên hiệp các Hội văn học - nghệ thuật về ý tưởng trên, Nhà văn Nguyễn Đình Thi, Tổng thư ký Liên hiệp đã trả lời rằng: Trong Điều lệ của Liên hiệp chưa có qui định phát triển chi hội đến các Ngành mới chỉ có đến các tỉnh và thành phố. Tranh thủ ý kiến của Hội Nhà văn Việt Nam và Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội họ cũng đều có ý tương tự và khuyên chúng ta đầu tiên hãy thành lập Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật của ngành. Vì vậy đến giữa tháng 11/2000 chúng tôi đã làm tờ trình lên đ/c Bí thư Ban cán sự Ngành Bưu điện, đ/c Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, đ/c Chủ tịch Công đoàn Bưu điện Việt Nam và đ/c Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam xin thành lập Câu lạc bộ Văn học - Nghệ thuật Bưu điện. Tổng cục Bưu điện đã có văn bản trả lời về việc này cho rằng dù CLB Vănhọc – Nghệ thuật bưu điện là một tổ chức tự nguyện của quần chúng nhưng vẫn là một loại hình văn hoá không thuộc chức năng quản lý của tổng cục nên phải xin phép Ban Tổ chức Chính phủ và Bộ Văn hoá thông tin còn về mặt tinh thần Tổng cục rất ủng hộ hoạt động đó.

4. Câu lạc bộ thơ Bưu điện.

Để tiến tới mục tiêu ban đầu chúng tôi bắt buộc đi dần từng bước, đầu tiên là thành lập Câu lạc bộ thơ Bưu điện. Sau gần một năm chuẩn bị đến ngày 28/10/2001 Câu lạc bộ Thơ Bưu điện đã được thành lập tại Hà Nội. Ban đầu có khoảng gần 30 Hội viên hầu hết ở Hà Nội, đến nay đã phát triển lên tới hơn 60 người. Số hội viên đã mở rộng ra nhiều tỉnh thành phố khác như Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Yên Bái, Ninh Thuận... Không những thu hút được các đ/c dã nghỉ chế độ, mà còn thu hút được rất nhiều cán bộ đang công tác. Thành phần thật phong phú, tuổi tác và trình độ học vấn cũng rất đa dạng. Từ các đ/c lão thành cách mạng như: đ/c Nguyễn Niên, nguyên Chánh Văn phòng Tổng cục Bưu điện, đ/c Phan Thế Triết, nguyên Trưởng Ban Pháp chế của Ngành đến các cán bộ đương chức như: Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng Trịnh Quang Tác, Lê Chí Quỳnh Giám đốc Công ty thiết bị điện thoại, Trần Thành Toán, Chánh Văn phòng Bưu điện tỉnh Nam Định. Từ các nhà giáo của Học viện Công nghệ BCVT đến các cán bộ kỹ thuật đang hoạt động trên mạng lưới như Bá Vi Tuân, Công ty VTN, Nguyễn Minh Nga, Công ty Viễn thông quốc tế (VTI). Từ nhà văn lão thành Vũ Tuyến đến những người mới tập sáng tác thơ như cháu Giang Diệp Hoa, Bưu điện Hải Phòng. Đặc biệt còn có một số cây bút không phải ngành Bưu điện vì yêu Bưu điện và tâm đắc với hoạt động của Câu lạc bộ nên cũng xin tham gia như: Phó Giám đốc Sở Văn hoá thông tin tỉnh Yên Bái Hoàng Hạnh, Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Biên phòng Đỗ Ngọc Sơn, nhà thơ Đào Vĩnh, ...

Hoạt động của Câu lạc bộ cũng rất phong phú, ngoài các buổi sinh hoạt thường kỳ ba tháng lần ra còn tổ chức đi dã ngoại như đi thăm Tam Đảo, thăm Cát Bà,... qua các lần đó mỗi hội viên đều có tác phẩm, có người sáng tác được 4,5 bài thơ sau mỗi chuyến đi. Cảm tưởng của những chuyến đi như thế mọi người đều thấy thực sự đã có được một sân chơi văn hoá lành mạnh và bổ ích.

5. Tiến tới Câu lạc bộ Văn-Thơ Bưu điện.

Câu lạc bộ thơ Bưu điện đã đề nghị Hội nhà văn Hà Nội công nhận là một tổ chức thành viên, hoặc là chi hội của Hội Nhà văn Hà Nội nhưng sau một năm làm thủ tục không thành, chúng tôi đã liên hệ thẳng với Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị Hội đỡ đầu Câu lạc bộ Văn-Thơ Bưu điện về mặt nghiệp vụ. BCH Hội nhà văn Việt Nam căn cứ vào tiềm năng của ngành Bưu điện, lực lượng sáng tác của ngành Bưu điện và hoạt động có hiệu quả của Câu lạc bộ thơ Bưu điện đã chấp thuận đề nghị trên và ngày 20/11/2002 đã có Quyết định số 150 do Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, Nhà thơ Hữu Thỉnh ký. Trong quyết định đó Hội Nhà văn Việt Nam giao cho Ban sáng tác trực tiếp giúp đỡ câu lạc bộ về mặt nghiệp vụ. Ngày 12 tháng 01năm 2003 đã tổ chức Đại hội thành lập Câu lạc bộ Văn-Thơ Bưu điện. Trong Đại hội đó đã thông qua Qui chế hoạt động (Điều lệ tạm thờ) của Câu lạc bộ và bầu Ban Chủ nhiệm cũng như thông qua phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ.

6. Những thành quả ban đầu

Những thành quả đạt được trong thời gian vừa qua rất đáng trân trọng . Chúng tôi chỉ xin đơn cử về mặt xuất bản các ấn phẩm thơ văn làm minh chứng. Tuy mới thành lập được mấy năm mà đã cho ra mắt bạn đọc nhiều đầu sách: Mỗi năm trong các dịp đón xuân Câu lạc bộ đều cho ra đời các tác phẩm văn thơ của mình như: năm 2002 (Nhâm Ngọ) xuất bản tuyển thơ Người Bưu điện làm thơ do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành vói số lương là 3.000 cuốn; năm 2003 (Quí Mùi) xuất bản tiếp tuyển thơ Người Bưu điện làm thơ cũng do NXB Thanh niên ấn hành với số lượng là 5.500 cuốn; Năm 2004 (Giáp Thân) xuất bản tuyển tập thơ văn Văn thơ Bưu điện do NXB Thanh niên ấn hành với số lượng là 3.000 cuốn. Năm 2005 (Ất Dậu) xuất bản tuyển thơ văn Bầu trời và cánh sóng do NXB Lao động ấn hành với số lượng 1.500 cuốn và nam 2006 (Bính Tuất) xuất bản cuốn Văn thơ Bưu điện cũng do NXB Lao động ấn hành vói số lượng 700 cuốn. Các tập thơ này đã về đến tận các điểm Bưu điện – văn hóa xã khắp mọi miền đất nước được bạn đọc trong và ngoài ngành rất hoan nghênh. Ngoài ra có các tập thơ Tri kỷ của Thi xã E.R (Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông); Xôn xao cánh sang (2 tập) của CLB văn thơ Bưu điện Hải Phòng. Cho đến nay đã ra đời được 6 tập thơ nội bộ Nghĩa tình và gần một chụcc tập thơ của các Hội viên tự xuất bản do Câu lạc bộ tài trợ kinh phí xin giấy phép .

Mục tiêu của Câu lạc bộ là tạo một sân chơi văn hoá của cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện góp phần xây dựng văn hoá Bưu điện sẽ tạo thành động lực cho sự phát triển của Ngành. Còn về mặt Tổ chức chúng ta vẫn theo đưổi mục tiêu thành lập Chi hội Văn học - Nghệ thuật của ngành Bưu điện

Với sự ra đời của Câu lạc bộ Văn-Thơ Bưu điện cũng sẽ là một cái mốc nho nhỏ trong sự phát triển của Ngành ta từ một khía cạnh khác chứng minh Cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện không những sản xuất kinh doanh giỏi mà hoạt động văn học nghệ thuật cũng rất hay. Từ hai mũi giáp công đưa Ngành ta đi lên ngày càng hiện đại sẵn sàng hoà nhập với thế giới.

Hà Nội, 01/03/2006
Chủ nhiệm Câu lạc bộ
PGs.Ts. Phạm Đạo

Các tin, bài khác:

 

Bài mới

  Tiểu phẩm

  Thơ

  CHIẾU RIỆU THU

  Chùm thơ Võ Chí Trường

  CHÙM THƠ VÕ CHÍ TRƯỜNG

  CLB sinh hoạt đầu xuân

  Chùm thơ tháng 9&10.2018

  Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3

  Sự thành công trên cả mong đợi

  Chùm thơ T5+6.17

3M
hssv
Web gia đình
 

Designed by Web division, VDC1