Hôm nay, 02/05/2024

Trang chủ   l  Gửi bài   l  Hướng dẫn  

Tìm kiếm

Trang chủ

Giới thiệu

Thành viên CLB

Tác phẩm

Trao đổi

Bếp núc văn chương

Chuyện bên lề

Người truy cập thứ :
491912

 
 

 

DUYÊN PHẬN CỦA TÔI

DUYÊN PHÂN CỦA TÔI

              Phạm Đạo, nguyên Giám đốc Học viện

 

            Năm nay tháng Ngâu kéo dài quá đã sang đầu tháng 9 mà Hà Nội vẫn lúc nắng lúc mưa.

Tôi từ Tp. Hồ Chí Minh bay ra để chuẩn bị dự Lễ kỷ niệm 60 Trường Bưu điện (1953 – 3013).

Những kỷ niệm về những năm tháng gắn bó với trường, với học sinh, sinh viên cứ như một cuốn phim lướt nhanh trong đầu tôi.

            Tôi còn nhớ 9/1963 vừa tốt nghiệp Đại học ở Trung Quốc về đã được Tổng cục Bưu điện phân công về trường Trung cấp Bưu điện và Truyền thanh làm công tác giảng dạy. Tôi chỉ có thời gian vẻn vẹn một tuần để chuẩn bị giáo án lên lớp môn Điện báo truyền chữ (Teletip). Một môn học hết sức khô khan, những danh từ của máy Teletip mới phức tạp và khó nhớ làm sao! Lớp đầu tiên tôi dạy là lớp 5B1, có khoảng tên 40 học sinh, nam nữ ngang nhau đều tươi trẻ và năng động.  Chính cái tươi trẻ ấy đã làm cho môn học của tôi bớt khô khan hơn.

            Kỷ niệm khó quên nhất là một lần tôi lên lớp, lúi húi vẽ các hình trên bảng thì sau gáy tôi cứ nóng bừng như có một ngọn lửa nào thiêu đốt. Khi quay xuống bắt gặp một cặp mắt rất xinh của một cô gái ngồi ngay trên bàn đầu vội cúi xuống. Tôi lại quay lại vẽ tiếp, tia lửa ấy lại làm gáy tôi nóng ran, tôi quay xuống thì đôi mắt ấy lại lảng tránh,.. và mấy lần như thế khiến tôi rơi cả giáo án.

            Một kỷ niệm khác là khi tôi sang giảng cho lớp Đại học II bên Mễ Trì cũng có một “xì căng đan” ồn ào cả trường một dạo, chắc nhiều người vẫn còn nhớ. Rồi Ban nhạc của chúng tôi không những phục vụ cho các buổi văn nghệ của nhà trường còn đi biểu diễn cho các đám cưới của giáo viên nhà trường ngoài Hà Nội, được các gia đình chào đón nồng nhiệt và còn được thưởng thức kẹo bánh, cà phê thật rôm rả..

            Hè năm 1964 tôi cùng một số giáo viên đi xây dựng công trình đường dây Cao Bằng Trùng Khánh. Nhớ mãi cái kỷ niệm khi gánh cột xi măng lên đồi. Vừa đặt đòn gánh lên vai với sức nạng mấy tạ của chiếc cột bên tông đè lên vai 6 người cả công nhân lẫn giáo viên làm tôi hoa cả mắt loạng choạng suýt khụy xuống. Lần đầu được nếm trải sự vất vả, cực khổ của cái nghề dây máy.

            Rồi những năm Trường sơ tán lên Cẩm Khê Phú Thọ vớ cái biệt danh “Đoàn sản xuất Trường Sơn” đầy vất vả mà rất nên thơ. Cái thời thầy trò phải tự vào rừng lấy củi, cùng nhau hạ thổ lớp học nửa chìm nửa nối nối với hệ thống giao thông hào ra các hầm quanh đồi tránh máy bay Mỹ. Rồi những đêm mưa gió sụt sìu vẫn xuống nhà dân để phụ đạo cho sinh viên. Và chính ở miền trung du ấy tôi đã được thưởng thức những chiều màu tím lãng mạn vô cùng.

            Khi tôi quay lại trường năm 1978, với cương vị là Chủ nhiệm khoa Hữu tuyến cũng có biết bao kỷ niệm vui buồn. Cái thời mà sinh viên đã đặt tên hài hước cho trường mình là “Trường Đại học tối tăm lầy lôi” (Đại học Thông tin liên lạc) rất đúng với thời bấy giờ: chưa mưa đã lụt, điện bị cắt thường xuyên, ban đêm le lói đèn dầu chẳng khác gì ở nhà quê hẻo lánh. Rồi nhà ở của sinh viên thì dột nát chống tuềnh chống toàng.

            Một chuyện nữa đến bây giờ tôi vẫn thấy tự hào là Khoa Hữu tuyến đã lo được một cái tết rất rôm rả cho thầy cô giáo của khoa bằng cách đi lấp hệ thống truyền thanh cho nhà máy thuốc lá Thăng Long nên đã có tiền đi mua lợn, gạo nếp ở Nam Hà về chia cho mỗi giáo viên 2kg gạo nếp và 3kg thịt lợn (cả xương) còn được liên hoan “Tất niên” một bữu cháo lòng ngon chưa từng thấy. (Hồi ấy nếu hai vợ chồng cùng khoa thì còn có thể chi viện cho cả gia đình nữa )

            Ấn tượng nhất thời tôi về làm Giám đốc học viện là kỳ truyển sinh lần đầu tiên. Cả hai miền Nam và Bắc có tới trên hai mươi ngàn thí sinh dự thi. Tôi phải trực tiếp vào miền Nam chỉ đạo. Việc bào mật chuyển đề thi vào trong Nam đã có tới ba phương án dự phòng, đã phối hợp với Công an Hà Tây rất chặt chẽ bảo đảm bí mật tuyệt đối cho đề thi. Việc chỉ đạo cuộc tuyển sinh như một chiến dịch đúng nghĩa của nó. Khi ra soát công việc thấy thiếu máy pho tocoppy tốc độ nhanh để nhân bản. Tôi đã yêu cầu cơ sở  mua ngay hai bộ máy photocopy tốc độ nhanh rồi bổ sung vào kế hoạch mưa sắm thiết bị sau. Nhìn những khuôn mặt sáng sủa thông minh của các em học sinh tại các điểm thi thấy mình trẻ hẳn lại. Ở Tp. Hồ Chí Minh phải thuê tới trên ba trăm phòng thi của hơn một chục trường Trung học. Với một khối lượng công việc lớn như vậy mà đợt tuyển sinh đã thành công tốt đẹp đã được bộ Giáo dục và Đào tạo khen ngợi. Nên nhớ rằng điểm vào Học viện năm ấy cả ba môn cộng lại là 27 điểm (cao nhất trong các trường Đại học lúc bấy giờ).

            Việc ổn định tư tưởng cho các đơn vị thành viên cũng vô cùng quan trọng. Vì theo mô hình tổ chức mới các đơn vị: Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông I và II trước đây đều là các đơn vị độc lập trực thuốc Tổng công ty BCVT Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT VN) nay về học viện họ đã tù hàng “con” thành hàng “cháu” nên không vui vẻ gì.

Ổn định tổ chức xong là lo đến khâu Cán bộ giảng dạy. Chúng tôi phải xin Tổng công ty kinh phi cho hơn mười cán bộ của Học viên đi nước ngoài tu nghiệp. Rồi xây dựng bộ giáo trình  mới. Tổ chức lại công tác nghiên cứu khoa học lấy phương trâm Hợp tác quốc tế làm đòn bảy cho công tác đào tạo và nghiên cứu trong nước. Đã cử nhiều đoàn ra nước ngoài tham quan học hỏi như Trung Quốc, Hàn quốc, Malaxia, Indonexia, Singapore, và một và nước châu Âu khác.

Một thành công đáng ghi nhận là hợp tác với viện nghiên cứu viễn thông Hàn quốc – họ đã nhận nghiên cứu sinh của ta sang cùng làm việc với các nghiên cứu viên của họ. Các em có điều kiện để thực hành kiểm chứng nên khi về nước bảo vệ luân văn tiến sỹ chất lượng rất cao ngang ngửa với các trường đại học lớn trong nước (có những đề tài có phần xuất sắc hơn).

Tiếp theo là việc xây dụng  các quy chế vận hành của các đơn vị trực thuộc. Đưa các đơn vị vào hoạt động ổn định . Đồng thời tranh thủ sự đầu tư rất lớn của Tổng công ty (mỗi năm gần hai trăm tỷ) để xây dựng cơ sở vật chất, giảng đường, phòng thí nghiêm, ký túc xá cho sinh viên cả hai miền Bắc và Nam. Bây giờ nhìn thấy cơ ngơi khang trang của học viện mới thấy hồi đó thầy trò chúng tôi cố gắng đến mức nào.

Mộtt kỳ vọng của chính phủ giao cho Học viện thực hiện mô hình ba gắn kết giữa Đào tậo – Nghiên cứu và Sản xuất kinh doanh. Thời kỳ của chúng tôi cũng chưa làm được bao nhiêu. Tôi hy vọng Học viện trong những năm tới hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này.

Nhưng việc chúng tôi đã làm được trước đây chỉ lại tạo cơ sở ban đầu cho Học viên. Nhìn sự lớn mạnh của Học viên ngày nay tôi không khỏi tự hào về những thành tích mà Học viện đạt được trong thời gian vừa qua từ chỗ hoàn toàn dựa vào Tổng công ty nay đã tự lập hoàn toàn. Tôi xin chúc cho thầy trò, cán bộ nghiên cứu của Học viện có nhiều thành công mới trong sự nghiệp cao cả của mình.

Biết bao sự kiện, biết bao kỷ niệm buồn vui không thể kể hết ra trên một vài trang giấy chỉ biết là tôi đã gắn với mái trường này như một định mệnh như một duyên phận của tôi. Bắt đầu về trường với cương vị là một giáo viên khi nghỉ hưu lại trên cương vị Giám đốc Học viện, cuộc đời tôi như một vòng tròn xoáy ốc đi lên. Trong những năm gắn bó với mái trường này tránh sao khỏi những sai lầm thiếu sót mong mọi người lượng thứ. Có chút thành công nào cũng là công chung của anh chị em trong Học viện. Nhân đây tôi xin tỏ lời tri ân tới mọi người.

 

Hà Nội, 3/9/2013

Các tin, bài khác:

 

Bài mới

  Tiểu phẩm

  Thơ

  CHIẾU RIỆU THU

  Chùm thơ Võ Chí Trường

  CHÙM THƠ VÕ CHÍ TRƯỜNG

  CLB sinh hoạt đầu xuân

  Chùm thơ tháng 9&10.2018

  Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3

  Sự thành công trên cả mong đợi

  Chùm thơ T5+6.17

3M
hssv
Web gia đình
 

Designed by Web division, VDC1